cac1. Những nguyên nhân chính khiến màn hình laptop bị giật liên tục
Có nhiều nguyên nhân chính khiến màn hình laptop bị giật liên tục
Một số nguyên nhân hàng đầu khiến màn hình laptop bị giật liên tục có thể kể đến đó là:
1.1. Ứng dụng không tương thích với màn hình laptop
Laptop của mỗi một người đều được cài đặt nhiều ứng dụng và chương trình khác nhau. Trong nhiều trường hợp, các cài đặt đồ họa của một số ứng dụng có thể không tương thích với laptop, dẫn đến tình trạng màn hình laptop bị giật hoặc nhấp nháy liên tục.
Để tìm ra được ứng dụng không tương thích có phải là lý do khiến màn hình laptop của bạn bị giật hay không, hãy thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1. Nhấp tổ hợp phím CTRL + ALT + DEL và lựa chọn Task Manager.
Bước 2: Trong cửa sổ mới được hiển thị, các bạn hãy xem màn hình laptop có bị nhấp nháy hoặc giật hay không. Nếu mọi thứ ở trên màn hình laptop bị nhấp nháy hoặc giật trừ cửa sổ Task Manager, chắc chắn có một ứng dụng nào đó không tương thích trên máy tính.
Bước 3. Nếu cửa sổ Task Manager cũng bị nhấp nháy hoặc giật, có khả năng máy tính của các bạn đang gặp phải một số vấn đề khác.
1.2. Driver của card màn hình laptop đã cũ
Driver của card màn hình laptop đã cũ
Driver của card màn hình và màn hình hiển thị laptop nếu đã quá cũ cũng là một trong những lý do khiến màn hình bị nhấp nháy hoặc giật liên tục. Để kiểm tra xem những bản cập nhật trên hệ thống đã được cài đặt đầy đủ hay chưa, các bạn thực hiện theo những bước như sau:
Bước 1: Truy cập vào cửa sổ Start -> Settings -> Updates & Security -> Windows Update.
Bước 2: Nếu laptop đã quét những bản cập nhật gần đây, mọi người có thể nhìn thấy danh sách các bản cài đặt đang chờ xử lý và tên chương trình, cùng tiện ích mở rộng hay driver cần được cập nhật ngay lập tức.
Bước 3: Nếu quá trình quét tự động chưa hoàn tất, các bạn có thể nhấn Check for updates để quét hệ điều hành và phần cứng. Từ đó có thể tìm được những bản cập nhật cần thiết.
Bước 4: Nhấp chuột vào nút Download and install now và để laptop thực hiện công việc còn lại.
1.3. Dây cáp cắm laptop bị lỏng hoặc bị hỏng
Laptop được thiết kế theo dạng nắp gập và việc đóng mở thường xuyên, không đúng cách có thể khiến cáp nối từ thân máy ra màn hình bị lỏng. Hoặc thậm chí là bị hỏng theo thời gian. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến màn hình laptop bị nhấp nháy hoặc giật liên tục.
Để kiểm tra xem sự cố có phải xuất phát từ dây dẫn hay không, các bạn hãy hạ và nâng màn hình laptop của mình lên nhiều lần. Từ đó, mọi người sẽ biết được tình trạng màn hình bị giật hay nhấp nháy có liên quan tới chuyển động hay không.
Nếu chỉ có một số góc gấp nhất định của màn hình laptop bị nhấp nháy hoặc giật, còn những khu vực khác thì không, nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do dây điện bên trong bị lỗi. Hơn nữa, biến tần, cáp màn hình hoặc đèn nền bị lỏng, hỏng cũng có thể là nguyên nhân gây ra lỗi này.
1.4. Tần số quét của màn hình không chính xác
Cũng giống như lỗi màn hình laptop bị nhiễu, bị muỗi rất có thể màn hình laptop bị giật, nhấp nháy, bị rung là do tần số quét của màn hình không chính xác. Đầu tiên phải kiểm tra xem tần số quét của màn hình có đúng hay không. Theo như những thông lệ thì tần số quét của màn hình ở trong khoảng 50, 60, 70, 75Hz tùy từng loại màn hình.
2. Cách khắc phục hiệu quả tình trạng màn hình laptop bị giật liên tục
Dưới đây là một số cách khắc phục hiện tượng màn hình laptop bị giật hoặc nhấp nháy liên tục các bạn nên tham khảo:
2.1. Cập nhật card driver màn hình laptop
Để cập nhật driver màn hình của laptop đúng cách, các bạn cần phải khởi động máy tính của mình ở chế độ Safe Mode. Sau đó, mọi người có thể gỡ cài đặt driver và card màn hình hiện tại rồi kiểm tra các bản cập nhật mới nhất. Quy trình của việc cập nhật driver màn hình laptop gồm ba phần như sau:
Khởi động laptop vào Safe Mode
Bước 1: Truy cập vào Start -> Settings -> Updates & Security -> Recovery ở phía khung bên trái.
Bước 2: Dưới ô Advanced startup ở khung bên phải, các bạn bấm nút Restart now -> Troubleshoot màu xanh lam.
Bước 3: Chọn ô Advanced options -> Startup Settings -> Restart.
Bước 4: Sau khi laptop khởi động lại, bấm nút số 4 -> tùy chọn số 4 hoặc bấm F4 -> bật chế độ Safe Mode.
Gỡ driver màn hình laptop bị giật hiện tại
Bước 1: Click chuột phải vào This PC và chọn Manage.
Bước 2: Khi cửa sổ Device Manager hiển thị. Hãy mở mục Display adapters để hiển thị tên những thiết bị hiển thị hiện có trên laptop.
Bước 3: Kích chuột phải vào tên thiết bị đang hiển thị -> Uninstall device.
Bước 4: Kích tùy chọn Delete the driver software for this device trong hộp thoại đang hiển thị -> Uninstall.
Bước 5: Khởi động lại laptop.
Cài đặt lại driver màn hình laptop
Bước 1: Truy cập vào thanh Start -> Settings -> Updates & Security.
Bước 2: Dưới ô Windows Update -> Check for updates. Cho phép tải và cài đặt những bản cập nhật (driver mới nhất)
Tải driver màn hình laptop mới nhất từ nhà sản xuất
2.2. Tải driver màn hình laptop mới nhất từ nhà sản xuất
Windows 10 tự động cập nhật lỗi, bản vá và driver, nhưng đôi khi thiếu driver quan trọng cho màn hình. Nếu màn hình laptop giật hoặc nhấp nháy, có thể do driver đã cũ. Để kiểm tra nhà sản xuất driver, bạn có thể làm như sau:
Bước 1: Kích chuột phải vào thanh Start -> Run rồi nhập chữ dxdiag vào khung trống -> OK.
Bước 2: Chọn thẻ Display trong cửa sổ DirectX Diagnostic Tool,.
Bước 3: Tất cả mọi thông tin màn hình hiển thị ở đây
Các thông tin về tên thiết bị và nhà sản xuất, cho biết chính xác nơi cập nhật driver. Hầu hết các laptop sẽ được hỗ trợ bởi các nhà sản xuất driver như Intel, NVIDIA và AMD. Các nhà sản xuất sẽ có trang dành riêng cho bản cập nhật theo từng model máy.
2.5. Tắt trình quản lý Desktop Window Manager
Desktop Window Manager là trình quản lý hiệu ứng hình ảnh desktop. Với những tính năng hỗ trợ màn hình laptop có độ phân giải cao. Tuy nhiên, vẫn có khả năng gây nguyên nhân màn hình máy tính bị giật hoặc nhấp nháy. Cách tắt trình quản lý Desktop Window Manager như sau:
Bước 1: Kích chuột phải vào thanh Start -> Run. Sau đó, các bạn nhập cụm từ services.msc vào khung trống -> OK.
Bước 2: Trong cửa sổ Services mới hiện lên, kích chuột phải vào ô Desktop Window Manager Session Manager -> Stop.
Bước 3: Các bạn tiếp tục kích chuột phải vào mục Desktop Window Manager Session Manager -> Properties.
Bước 4: Chọn General ở trong hộp thoại mới -> thay đổi tùy chọn tại khung Start-up type thành Disabled -> OK.
Nguồn khác: