Lỗi màn hình xanh BSOD (Blue Screen of Death)

Lỗi màn hình xanh BSOD (Blue Screen of Death) là một tình trạng khi hệ điều hành Windows gặp một lỗi nghiêm trọng và không thể tiếp tục hoạt động. Khi xảy ra lỗi này, màn hình máy tính sẽ hiển thị một màn hình xanh với thông báo lỗi cùng với một mã lỗi và thông điệp mô tả vấn đề. Ví dụ tương tự hình ảnh bên dưới:

Nguyên nhân lỗi Màn hình xanh BSOD

    • Lỗi phần cứng: RAM, ổ cứng, hoặc linh kiện khác gặp sự cố.
    • Driver lỗi: Driver phần cứng không tương thích hoặc cũ.
  • Phần mềm độc hại: Virus hoặc malware gây hỏng hệ thống.
  • Cài đặt sai lầm: Thay đổi cài đặt quan trọng.
  • Nhiệt độ quá cao: Gây lỗi phần cứng.
  • Lỗi hệ điều hành: Các vấn đề liên quan đến Windows.

Cách khắc phục

  • Cập nhật Windows 10

Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + I để mở cửa sổ Settings (Cài đặt) > Chọn Update & Security

Bước 2: Vào Windows Update > Chọn Check for update (Kiểm tra bản cập nhật).

  • Thực hiện Clean Boot để khắc phục lỗi BSOD

Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở cửa sổ lệnh Run.

Bước 2: Trên cửa sổ lệnh Run bạn nhập msconfig vào đó rồi nhấn Enter để mở cửa sổ tiện ích System Configuration.

Bước 3: Trên cửa sổ System Configuration, tại tab Services đánh tích chọn khung Hide all Microsoft services.

Bước 4: Click chọn nút Disable All để vô hiệu hóa tất cả các service (dịch vụ) không phải Microsoft đang chạy trên Windows Startup.

Bước 5: Click chọn OK để áp dụng thay đổi rồi khởi động máy tính của bạn bình thường.

  • Tắt dịch vụ Google Automatic Update

Bước 1: Chọn tổ hợp phím Windows + R để mở cửa sổ Run > Nhập tìm services.msc > Chọn OK.

Bước 2: Tại cửa sổ Services, bạn kéo xuống tìm và chọn mục Google Update Service.

Bước 3: Tại mục Startup type, hãy đổi thành Disabled > Nhấn chọn OK.

  • Sử dụng Troubleshooter để máy tính tự tìm và sửa lỗi

Bước 1: Chọn tổ hợp phím Windows + I để mở cửa sổ Settings (Cài đặt) > Chọn Update & Security (Cập nhật & Bảo mật).

Bước 2: Vào Troubleshoot > Chọn vào khung Ask me before running troubleshooters tại mục Recommended troubleshooting.

Bước 3: Thay đổi thành 1 trong 2 tùy chọn:

      • Run troubleshooters automatically, then notify me (Nhận thông báo sau khi hoàn tất)
      • Run troubleshooters automatically, don’t notify me (Nếu bạn không muốn nhận thông báo sau khi hoàn tất).

Sau khi thực hiện, máy tính sẽ tự động kiểm tra và khắc phục sự cố.

  • Cập nhật hoặc cài đặt lại Driver tương thích

Driver là phần mềm quan trọng bắt buộc phải được cài đặt trên máy tính giúp cho việc sử dụng máy thêm phần tiện lợi. Vì vậy update Driver Win 10 cũng là cách khắc phục hiệu quả. Có nhiều bài hướng dẫn cài driver bạn có thể tìm kiếm và tham khảo cách này.

  • Sử dụng System Restore để khôi phục Windows

Khi màn hình xanh Win 10 xuất hiện ngay sau khi cập nhật Windows hoặc sau khi tự động cập nhật driver phần cứng thì giải pháp dành cho bạn là khôi phục hệ thống về phiên bản trước đó. Để làm được điều này:

Bước 1. Nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở cửa sổ lệnh Run.

Bước 2. Trên cửa sổ lệnh Run bạn nhập rstrui (hoặc rstrui.exe) vào đó rồi nhấn Enter hoặc click chọn OK để mở tiện ích System Restore.

Bước 3. Trên màn hình đầu tiên bạn click chọn Next.

Bước 4. Lựa chọn điểm khôi phục đề xuất hoặc đánh tích chọn Show more restore points để chọn điểm khôi phục khác cũ hơn rồi click chọn Next.

Bước 5. Thực hiện theo các bước hướng dẫn trên màn hình và chờ Windows khôi phục lại máy tính của bạn.

Bước 6. Sau khi quá trình khôi phục kết thúc, tiến hành khởi động lại hệ thống của bạn.

Bước 7. Nếu quá trình System Restore thành công, lỗi BSOD cũng sẽ biến mất.

  • Cài lại hệ điều hành Windows 10

Nếu bạn đã thực hiện các cách trên nhưng vẫn chưa khắc phục được lỗi, bạn sẽ phải cài lại Win, tuy nhiên, bạn cần sao lưu các dữ liệu quan trọng trong vùng chứa hệ điều hành.